Hướng Dẫn Kiểm Tra Chi Tiết Các Mã Lỗi Điều Hòa Daikin Bằng Điều Khiển

Lượt xem:

Đọc bài viết

Một trong những hãng điều hòa nổi tiếng là Daikin Inverter. Đây là sản phẩm tốt, ổn định. Tuy nhiên, sau thời gian sử dụng thì cũng có những lỗi cần sửa chữa. Hôm nay, sửa chữa điều hoà tại Đà Nẵng sẽ tư vấn kiểm tra lỗi điều hòa của Daikin để bạn có thể biết.

Cách kiểm tra lỗi điều hòa

Bạn có thể kiểm tra lỗi điều hòa theo các bước sau:

Đầu tiên, bạn hướng điều khiển về phía mắt nhận điều hòa

Sau đó, bạn hãy giữ phím “Cancel” khoảng 5s. 

Khi mã lỗi xuất hiện thì bỏ tay ra, ấn Cancel.

Như vậy, bạn có thể đọc mã lỗi hiển thị trên điều khiển. 

Một số mã lỗi người dùng nên biết về điều hòa Daikin

 

Sau khi trên điều khiển thông minh hiển thị các lỗi của điều hòa, các lỗi này được biểu hiện bằng những ký tự đặc biệt. Bạn có thể tham khảo phần ý nghĩa của chúng ở bên dưới để gọi thợ điện lạnh đến sửa chữa nhé. 

A0: Lỗi thiết bị bảo vệ bên ngoài.

A1: Lỗi board mạch

A3: Lỗi hệ thống điều khiển mức nước xả(33H)

A6: Motor quạt (MF) bị hỏng, quá tải.

A7: Motor cánh đảo gió bị lỗi

A9: Lỗi van tiết lưu điện tử (20E).

AF: Lỗi mực thoát nước xả dàn lạnh.

C4: Lỗi đầu cảm biến nhiệt độ(R2T) ở dàn trao đổi nhiệt

C5: Lỗi đầu cảm biến nhiệt độ (R3T) đường ống gas hơi.

C9: Lỗi đầu cảm biến nhiệt độ (R1T) gió hồi

CJ: Lỗi đầu cảm biến nhiệt độ trên remote điều khiển

E1: Lỗi board mạch.

E3: Lỗi do tác động của công tắc cao áp.

E4: Lỗi do tác động của cảm biến hạ áp.

E5: Lỗi do động cơ máy nén inverter

E6: Máy nén bị kẹt hoặc bị quá dòng.

 

E7: Lỗi mô tơ quạt dàn nóng.

F3: Nhiệt độ đường ống đẩy không bình thường.

H7: Tín hiệu mô tơ quạt dàn nóng không bình thường.

H9: Lỗi đầu cảm biến nhiệt độ (R1T) gió bên ngoài.

J2: Lỗi đầu cảm biến dòng điện.

J3: Lỗi đầu cảm biến nhiệt độ đường ống gas đi (R31T~R33T)

J5: Lỗi đầu cảm biến nhiệt độ (R2T) đường ống gas về

J9: Lỗi cảm biến độ quá lạnh(R5T)

JA: Lỗi đầu cảm biến áp suất đường ống gas đi.

JC: Lỗi đầu cảm biến áp suất đường ống gas về.

L4: Nhiệt độ cánh tản nhiệt bộ biến tần tăng.

L5: Máy nén biến tần bất thường

L8: Dòng biến tần không bình thường.

L9: Lỗi từ sự khởi động máy nén biến tần.

LC: Lỗi tín hiệu giữa bo Inverter và bo điều khiển.

P4: Cảm biến tăng nhiệt độ cánh tản nhiệt Inverter.

PJ: Lỗi cài đặt công suất dàn nóng. 

U0: Thiếu ga.

U1: Ngược pha, mất pha.

U2: Không đủ điện áp nguồn.

U4: Lỗi đường truyền tín hiệu giữa các dàn lạnh và dàn nóng.

U5: Lỗi đường truyền tín hiệu giữa dàn lạnh và remote.

U7: Lỗi truyền tín hiệu giữa các dàn nóng.

U8: Lỗi đường truyền tín hiệu giữa “M” và ”S”.

U9: Lỗi đường truyền tín hiệu giữa dàn lạnh và dàn nóng.

UA: Vượt quá số dàn lạnh

UE: Đường truyền tín hiệu giữa remote điều khiển trung tâm và dàn lạnh.

UF: Hệ thống lạnh chưa được tháo lắp đúng cách.

UH: Địa chỉ hệ thống gas không xác định….

 

Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có được sự chủ động hơn khi sửa điều hòa tại Đà Nẵng. Chúc cho bạn có thể chọn được dịch vụ sửa điều hòa tốt nhất nhé.